Đăng kýHỏi và đápThành viênLịchSearchToday |
Các bước đổi mới chương trình đào tạo kế toán | ![]() |
#1
|
|||
|
|||
![]() Yêu cầu khách quan của việc cần thiết phải đổi mới phương pháp kế toán: Bước một: đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo phải bắt đầu từ việc đáp ứng nhu cầu công việc kế toán thực tế của các DN: Trong thực tế, sinh viên tốt nghiệp các cơ sở đào tạo về kế toán rất ít người có thể (hoặc trong thời gian ngắn sau khi được tuyển dụng có khả năng) bắt tay ngay vào công việc kế toán. Đa số các DN phải bỏ ra khá nhiều chi phí, thời gian cho công tác đào tạo lại. Điều này do cách thức giảng dạy ở các trường quá chuyên tâm vào lý thuyết sách vở quá chú tâm với hệ thống tài khoản và chế độ kế toán mà lại xem nhẹ những kiến thức, kỹ năng của kế toán viên mà các DN thực sự cần thiết. Bước hai: đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo kế toán phải xuất phát từ người học, phải lấy người học làm trung tâm. Việc lấy người học làm trung tâm có tác dụng rất lớn trong việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Kế toán là một chuyên ngành mang tính logic cao, nên nếu áp dụng được phương pháp dạy và học hợp lý sẽ rất thuận lợi trong việc khai thác sự chủ động, sáng tạo của người học, phát huy được nguyên lý “nắm bắt bản chất - học ít biết nhiều”. Bước ba: đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo nghiệp vụ kế toán xuất phát từ yêu cầu thị trường đào tạo nghề nghiệp. Sau một thời gian tương đối dài, đào tạo kế toán dễ dàng thu hút được một lượng lớn các học viên, không chỉ các trường khối kinh tế mà đa số các trường kỹ thuật cũng tham gia đào tạo kế toán. Tuy nhiên, do cung vượt quá cầu, thị trường lao động bão hòa,… số lượng học viên kế toán có việc làm đúng ngành nghề đào tạo chiếm một tỷ lệ thấp. Từ năm học 2013- 2014, đặc biệt năm học 2014- 2015, học viên thi các chuyên ngành kế toán giảm hẳn, thậm chí nhiều cơ sở đào tạo chính quy chỉ tuyển được không quá 20% số học viên so với dự kiến. Học viên ít, cơ sở đào tạo kế toán lại quá nhiều, trong quá trình cạnh tranh khốc liệt này có thể khẳng định việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu để các cơ sở đào tạo kế toán tồn tại và phát triển. Bước bốn: thay đổi phương pháp giảng dạy, đào tạo kế toán để phù hợp với sự phát triển của khoa học – công nghệ và sự phát triển của kinh tế tri thức. Hiện nay ở nước ta ước tính phải trên 80% DN đã sử dụng các phần mềm kế toán (ngoại trừ một số DN có quy mô rất nhỏ hoặc mới thành lập chưa kịp trang bị phần mềm kế toán), ngay cả những DN chưa sử dụng phần mềm kế toán, các kế toán viên đa số cũng được trang bị máy tính và sử dụng bảng tính Excel trong công việc. Việc sử dụng phần mềm kế toán đã đơn giản hóa rất nhiều công việc kế toán: Chỉ cần cập nhật chính xác các chứng từ hoặc nghiệp vụ kinh tế phát sinh,… sau đó “có phần mềm” xử lý thông tin, đưa ra các báo cáo cơ bản theo yêu cầu. Chính việc sử dụng phần mềm kế toán đã thay đổi hẳn cách thức tiến hành công việc kế toán. Thực tế là vậy, nhưng trong giảng dạy đa số các cơ sở đào tạo lại tách biệt việc trang bị kiến thức, kỹ năng kế toán và việc áp dụng công nghệ nên việc ứng dụng công nghệ vào học tập rất hạn chế. Ngoài ra, cơ sở đào tạo chưa thấy tầm quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ trong lưu trữ, tra cứu thông tin để thay đổi cách học để “nhớ” và cách học để “hiểu và vận dụng”. Việc hiểu và tra cứu thông tin sẽ thay thế cho việc, học viên phải “học vẹt” hàng trăm trang chế độ kế toán khô khan được “chuyển đổi” trong các tài liệu học tập để dành thời gian rèn luyện các kỹ năng cần thiết khác. Bước năm: đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo kế toán là yêu cầu bắt buộc để phù hợp với những thay đổi trong quy định của Nhà nước. Khi thay đổi nội dung, chương trình đào tạo kế toán theo TT200 các cơ sở đào tạo nên lưu ý một số điểm mang tính đột phá, có tác động thực sự đến việc thay đổi phương pháp giảng dạy, đào tạo kế toán: - TT 200 là hệ thống kế toán đồng bộ và tương đối đầy đủ, là công cụ tra cứu cho người làm công tác kế toán nhưng đây không phải là “cẩm nang” để bê nguyên vào chương trình đào tạo, vì đó thực sự là sự lãng phí vô cùng lớn về thời gian của thầy và trò. Cần xem TT200 là công cụ tra cứu, tham chiếu hỗ trợ công việc thực tế của người làm kế toán. Vì vậy, trong giảng dạy cần theo quan điểm “cho phép sử dụng TT200” trong học tập, thi cử,… sẽ hiệu quả hơn nhiều. - TT200 đã có quy định về hệ thống sổ kế toán, đây thực sự là quy định mang tính “thực tế” nhất cho công việc kế toán. Trong thuật toán của đa số phần mềm kế toán đều bắt đầu bằng việc cập nhật chứng từ, nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hệ thống sổ kế toán trong phần mềm chỉ là kết quả của việc xử lý các chứng từ đầu vào, như vậy về bản chất hệ thống sổ cũng chính là các báo cáo của phần mềm. Như vậy, với các quy định mở về hệ thống sổ kế toán (theo TT 200) cũng như việc thay đổi về bản chất của các sổ kế toán khi sử dụng phần mềm, nên cắt giảm thời lượng dành cho việc lập các loại sổ kế toán và tập trung trang bị hiểu biết về bản chất và cách “lấy” các báo cáo, sổ từ phần mềm kế toán sẽ hợp lý hơn. - TT200 đưa ra các quy định nhằm “gỡ bí” cho DN trong việc thống nhất hệ thống kế toán thực tế và hệ thống kế toán được lập với mục đích “báo cáo thuế”. Các quy định mới của TT 200 đã mở đường đưa kế toán trở về bản chất thực của nó là phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, song hành với việc hạch toán để xác định các nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. Tuy nhiên, một vấn đề mới sẽ phát sinh là từ những quy định này kế toán phải xử lý thông tin nộp thuế và thông tin thực tế (thông tin “nội bộ”) như thế nào trong cùng một hệ thống? Ví dụ: Nếu vẫn ghi nhận các khoản chi phí phát sinh (nhưng không được kê khai thuế hoặc không được tập hợp để tính thuế TNDN) thì DN phải hạch toán thế nào? Kết chuyển ra sao? Đây là một nội dung mang tính thực tiễn cao, không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến việc đổi mới nội dung giảng dạy mà còn mang ý nghĩa thực tế đối với công tác kế toán ở các DN hiện nay. Việc xem xét các yêu cầu khách quan của việc cần thiết phải đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo kế toán trong giai đoạn hiện nay là cơ sở khoa học cho việc đưa ra các quan điểm, phương hướng, giải pháp cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy kế toán. Với hiểu biết của mình trong việc nghiên cứu, giảng dạy cũng như các kinh nghiệm thu nhận được qua quá trình làm việc thực tế, tác giả xin được phép đưa ra một số giải pháp, phương hướng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo nghiệp vụ kế toán. => Xem các chương trình đào tạo kế toán ngắn hạn tại website: http://hocketoanhcm.com/ Nguồn: http://hocketoanhcm.com/cac-buoc-doi...o-tao-ke-toan/ |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |